Nhiều nhà đầu tư vẫn lơ là về pháp lý dự án

Những điểm về pháp lý dự án cần chú ý 2021

Pháp lý luôn là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành bất động sản. Vậy nên bên cạnh tỷ suất sinh lời, pháp lý dự án cũng là vấn đề được nhiều người mua quan tâm trước khi ra quyết định đầu tư

1. Dự án mở bán dù chưa đủ pháp lý

Theo điều 55 Luật Bất động sản 2014 cho biết dự án chung cư hình thành trong tương lai muốn được kinh doanh hay mở bán phải có đủ các loại giấy tờ như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt, giấy phép xây dựng đối với các dự án bắt buộc phải có giấy phép xây dựng. Và một loại giấy quan trọng khác nhưng ít được ai để ý là biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của dự án. 

Nhiều nhà đầu tư vẫn lơ là về pháp lý dự án

Nhiều nhà đầu tư vẫn lơ là về pháp lý dự án

Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều dự án trên thị trường chưa xin được giấy về quyền sử dụng đất, hồ sơ xây dựng vẫn chưa được duyệt nhưng đã bắt đầu mở bán. Vậy nên để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào các dự án hình thành trong tương lai, người mua cần phải kiểm tra kỹ hồ sơ xây dựng cũng như các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chủ đầu tư để tránh tình trạng việc đổ tiền vào các dự án ma. 

Một điều kiện khác mà người mua cũng cần lưu ý là những dự án của chủ đầu tư phải được một ngân hàng lớn của Việt Nam (ví dụ: Vietcombank, Techcombank,…) đồng ý bảo lãnh. Đây là quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người mua nhà. Khi xảy ra sự cố bất khả kháng, chủ đầu tư không thể hoàn thành dự án nhà trong tương lai, ngân hàng đó sẽ đứng ra hoàn trả trước cho các nhà đầu tư. 

2. Tìm hiểu kỹ về chủ đầu tư dự án

Khi chọn mua dự án việc tìm hiểu lịch sử của chủ đầu tư là điều vô cùng quan trọng. Cần phải xem chủ đầu tư dự án có phải là đơn vị uy tín và rà soát xem có bị dính “phốt” gì trong quá trình xây dựng các dự án cũ không. Bạn có thể kiểm tra nhanh bằng cách lên Google và gõ tên của chủ đầu tư, chắc chắn sẽ có rất nhiều thông tin để bạn có thể tìm hiểu về doanh nghiệp. 

Ngoài ra, khi ký hợp đồng mua bán hãy chắc chắn rằng tên công ty bên bán trên hợp đồng trùng khớp với tên chủ sở hữu được ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dự án. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư hạn chế được những chiêu trò lừa đảo bằng hình thức mạo danh công ty hoặc các vấn đề tranh chấp pháp lý khác. 

Chủ đầu tư Phoenix Legend là ai?

3. Pháp lý hợp đồng dự án

Ở một số dự án, môi giới sẽ đưa cho bạn một vài loại hợp đồng với danh xưng như: hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, hợp đồng góp vốn,… Hãy dè c

hừng với những loại hợp đồng này. Có những chiêu thức FOMO được áp dụng, dùng chiết khấu cao để dụ dẫn người mua thanh toán 50 – 90% giá trị hợp đồng. Tất nhiên để đạt mục đích duy nhất là huy động vốn “tẹt ga” cho chủ đầu tư.

Xét về pháp lý, những loại hình huy động vốn tương tự như trên là không hợp lệ. Luật quy định rõ khi mua bán dự án hình thành trong tương lai, người mua phải thanh toán nhiều lần và theo tiến độ xây dựng.  Ở lần đầu tiên thanh toán (đặt cọc dự án) không được quá 30% giá trị hợp đồng. Những đợt thanh toán tiếp theo thì tùy thỏa thuận giữa hai bên nhưng không vượt quá 70% giá trị nếu chưa bàn giao nhà. Sau khi hoàn tất bàn giao nhà thì số tiền thanh toán tối đa cũng không vượt quá 95%. Phần tiền 5% còn lại chỉ được thanh toán khi chủ đầu tư hoàn tất các thủ tục và bàn giao sổ hồng cho người mua.

4. Lưu ý về thời hạn sử dụng của dự án

Khi thị trường nhà đất phát triển, ngày càng có nhiều các loại hình căn hộ được mở bán. Bạn cần nắm rõ về thời hạn sử dụng của các căn hộ để đảm bảo mua đúng với mục tiêu của mình. Nếu chọn để ở, hãy tìm mua những dự án có thời hạn sử dụng lâu dài. 

Còn để đầu tư thì những dự án condotel, officetel, shophouse… sẽ là lựa chọn phù hợp. Do giá của những dự án này sẽ rẻ hơn, phù hợp với việc cho thuê sinh lời nhưng bù lại bị giới hạn thời gian sở hữu chỉ được 50 năm. 

Không nên lập vi bằng hoặc giấy tay khi mua bán nhà đất 

Nhờ sự tiện lợi nên khá nhiều người chọn hình thức lập vi bằng khi mua bán nhà đất. Cả hai bên mua bán chỉ cần ở tại điểm giao dịch và liên hệ với bên thừa phát lại đến để ghi nhận sự kiện. Tuy nhiên cũng vì sơ hở này mà nhiều câu chuyện lừa đảo, chiếm đoạt tài sản nhà đất có cơ hội được xảy ra. 

Theo pháp luật, hợp đồng mua bán nhà đất bắt buộc phải được công chứng tại các văn phòng công chứng. Đối với những hợp đồng lập vi bằng hoặc giấy viết tay được xem là vô hiệu và không có giá trị bảo chứng nếu có xảy ra tranh chấp trên tòa.

Người mua dự án nhà đất nên làm gì để hạn chế rủi ro?

  1. Tự trang bị thêm kiến thức về luật liên quan đến bất động sản. 
  2. Chịu khó tìm hiểu về lịch sử dự án của chủ đầu tư để đánh giá mức độ uy tín.
  3. Yêu cầu bên bán cung cấp đầy đủ giấy tờ pháp lý dự án.
  4. Bổ sung các điều kiện để tránh những khoản phạt, bồi thường hoặc nhận nhà thực tế không đúng với hợp đồng.
  5. Nói không với lập vi bằng và giấy viết tay. Chỉ ký hợp đồng mua bán và công chứng tại các văn phòng công chứng.
LIÊN HỆ ĐẶT CHỖ SỚM ĐỂ LỰA CHỌN CĂN TẦNG ĐẸP NHẤT